Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
5 ĐIỀU RẤT DỄ THỰC HIỆN: GIÚP CHO HUYỀN THOẠI Y HỌC NHẬT BẢN SỐNG THỌ ĐẾN 105 TUỔI
10
Th9
Nhiều người vẫn nghĩ “tuổi cao sức yếu”. Nhưng trong cuộc sống hiện đại và khoa học như hiện nay, điều này có thể sẽ không còn chính xác hoàn toàn nữa. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ hơn điều đó.
Dù đã hơn 100 tuổi, bác sĩ Hinohara vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, luôn tràn đầy năng lượng và không ngừng cống hiến khi làm việc 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần.
Tiến sĩ Shigeaki Hinohara là một trong những bác sĩ hành nghề lâu năm nhất thế giới. Từ năm 1941, ông bắt đầu chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế St. Luke ở Tokyo và giảng dạy ở trường Cao đẳng Y tế St. Luke.
Là người đặt nền móng cho nền y học Nhật sau giai đoạn ảnh hưởng bởi thế chiến thứ hai, ông chú trọng nhiều liệu pháp chữa trị không dùng thuốc và thực hành các lối sống lành mạnh.
Ông còn là chủ tịch danh dự của Quỹ Sasakawa Memorial Health Cooperation. Bác sĩ Hinohara được tín nhiệm với việc thiết lập và phổ biến hệ thống khám sức khoẻ thường niên của Nhật Bản từ năm 1954, giúp người dân Nhật phòng bệnh và trở thành một trong những quốc gia sống thọ bậc nhất. Ông cũng trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội Tim mạch Nhật Bản vinh dự nhận học vị tiến sĩ danh dự tại Đại học Kyoto Imperial, Đại học Thomas Jefferson và Đại học McMaster.
Khi bước sang tuổi 75, ông đã xuất bản khoảng 150 cuốn sách, trong đó phải nhắc tới cuốn “Living Long” (Sống thọ) được bán hơn 1,2 triệu bản trên toàn thế giới.
Sau khi đón sinh nhật lần thứ 100, ông vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Ông có thể dành 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần để điều trị cho bệnh nhân.
Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, bác sĩ Hinohara luôn duy trì một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Nhờ công sức của ông, Nhật Bản đã vươn lên đứng đầu thế giới về tuổi thọ.
“Thầy Hinohara tin rằng sống là để cống hiến. Với động lực phi thường, thầy luôn dậy sớm mỗi ngày và làm những điều tuyệt vời để giúp đỡ người khác. Đó chính là mục tiêu giúp thầy sống khỏe. Thầy luôn đặt ra mục tiêu cho hôm nay, ngày mai và 5 năm tới”, bà Judit Kawaguchi, học trò của tiến sĩ Hinohara chia sẻ với BBC.
Trước khi qua đời vào ngày 18/07/2017, tiến sĩ Shigeaki Hinohara đã chia sẻ với báo chí về những thói quen ăn uống và sinh hoạt để sống vui khỏe. Với tất cả mọi người, di sản ông để lại sẽ vẫn mãi trường tồn theo thời gian.
Dưới đây là những đúc kết, lời khuyên sức khỏe và những tư tưởng tràn đầy cảm hứng về cuộc sống của bác sỹ Shigeaki Hinohara, bạn có thể áp dụng cho bản thân mình.
Bác sỹ Shigeaki Hinohara tâm niệm “sống là để cống hiến”.
- Ngừng lo lắng về bữa ăn, giấc ngủ
“Tất cả chúng ta đều nhớ rằng lúc còn nhỏ, khi đó chúng ta luôn vui vẻ, thường quên ăn, quên ngủ. Tôi tin rằng chúng ta cũng có thể giữ tâm thái đó khi trưởng thành. Tốt nhất là không trói buộc cơ thể vào quá nhiều quy tắc như giờ ăn trưa, giờ ngủ”.
- Nếu bạn muốn sống thọ, đừng để tăng cân
“Cho bữa sáng, tôi uống ly cà phê, một cốc sữa, một ít nước cam trộn với một thìa dầu ô liu. Dầu ô liu rất tốt cho mạch máu và giữ cho làn da luôn khỏe mạnh. Bữa trưa bao gồm sữa và một ít bánh quy, hoặc khi quá bận, tôi không ăn gì cả.
Tôi không bao giờ thấy đói bởi vì tôi tập trung vào công việc. Bữa tối là rau, cá và cơm. Tôi ăn thịt nạc 2 lần/tuần, mỗi lần 100g”.
Ông thưởng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như nước ép trái cây, trà thảo dược, các loại rau củ quả để bữa ăn luôn đơn giản, tiện lợi và không gây tăng cân.
Từ năm 30 tuổi đến hơn 100 tuổi, ông Hinohara luôn giữ cân nặng ở mức 60 kg.
- Không mù quáng nghe mọi lời của bác sĩ: Bác sĩ không thể cứu được tất cả mọi người
Bác sỹ Shigeaki Hinohara đón sinh nhật lần thứ 105.
“Nếu một bác sĩ khuyến nghị bạn làm một xét nghiệm hoặc phẫu thuật, hãy hỏi xem liệu ông ấy có đưa ra giải pháp này cho người thân của mình không. Trái với niềm tin đại chúng, bác sĩ không thể chữa khỏi cho tất cả mọi người.
Đó là lí do tại sao gây ra tình trạng có những ca phẫu thuật không cần thiết. Tôi nghĩ rằng âm nhạc và các liệu pháp động vật có thể hữu ích hơn nhiều so với những gì mà đa số các bác sĩ nghĩ”.
- Luôn đi thang bộ và tự cầm đồ
“Để có sức khỏe tốt nên thường xuyên leo cầu thang và tự mang đồ đạc của mình. Tôi leo cầu thang mỗi lần hai bậc để giữ cơ bắp”.
- Vui vẻ để quên đi đau đớn
“Nỗi đau thật bí ẩn và cách tốt nhất để quên đi đau đớn là tạo ra nềm vui. Nếu một đứa trẻ sâu răng, bạn bắt đầu chơi đùa cùng nó, ngay lập tức nó sẽ quên đi cơn đau.
Các bệnh viện cần phải cung cấp nhu cầu cơ bản cho bệnh nhân: Tất cả chúng ta đều cần có niềm vui. Tại bệnh viện Luke chúng tôi có liệu pháp động vật, liệu pháp âm nhạc và các lớp học nghệ thuật”.
(Nguồn: Theo Independent)