MẸO PHÁT HIỆN UNG THƯ PHỔI: KIỂM TRA BÀN TAY BẰNG MẮT THƯỜNG

Nhiều người cho rằng các triệu chứng đường hô hấp như ho, khó thở mới là triệu chứng điển hình cho ung thư phổi. Tuy nhiên, một số triệu chứng khác thể hiện trên bàn tay dưới đây cũng tố giác căn bệnh này.

rong 10 loại ung thư phổ biến thường gặp tại nước ta thì ung thư phổi xếp thứ nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng đặc biệt ở nước ta, ung thư phổi chiếm tỷ lệ 12% ung thư chung trên toàn thế giới.

Ung thư phổi được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh.

Nhiều người thường chủ quan với các dấu hiệu quả bệnh tật dẫn đến khi bệnh đã trở nặng mới bắt đầu đi khám thì ung thư phổi đã ở giai đoạn muộn. Chính vì thế, việc trang bị cho mình những hiểu biết về các biểu hiện sớm của bệnh là điều rất cần thiết để có sự can thiệp kịp thời và điều trị. Khi bạn phát hiện 4 dấu hiệu trên bàn tay dưới đây hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán bệnh kịp thời:

Ngón tay trở nên dày và tròn hơn

Đối với những người có thể chất béo, thông thường ngón tay cũng sẽ to và tròn hơn, nhưng nếu cơ thể bạn tương đối gầy, ngón tay đột nhiên dày và tròn hơn, bạn cần phải chú ý đến tình huống này, điều này rất có thể là do cơ thể thời gian dài bị thiếu oxy, dẫn đến sưng phổi và viêm phổi. Hai bệnh này có nhiều khả năng gây ung thư phổi. Do đó, khi bạn nhận thấy ngón tay của mình đột nhiên trở nên dày và tròn, đây có thể là tín hiệu sớm của ung thư phổi.

Đau tay và các ngón tay

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.

Giữa hai móng tay không có khoảnh trống

Đặt hai đầu ngón tay trỏ sát nhau sẽ xuất hiện một khoảnh trống hình thoi gọi là “khoảnh trống kim cương”. Giữa hai móng tay nếu không có khoảnh trống này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Y học gọi đây là “thử nghiệm cửa sổ Schamroth”, hoặc “ngón tay dùi trống”, thường được các bác sĩ sử dụng để tầm soát ung thư, tim mạch một cách đơn giản. 

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh, hiện tượng tích tụ chất lỏng do khối u sản xuất hormone khiến gốc móng tay của người bệnh ung thư sưng to. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến, khoảng 35% người bệnh mắc phải. Do sưng, khi hai móng áp sát vào nhau sẽ không có khoảnh trống nữa.

Sưng móng tay biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư. Ban đầu, móng tay của người bệnh mềm đi và cong dần lên, vùng da xung quanh trở nên sáng bóng. Phần gốc móng phát triển lớn hơn bình thường.

Năm ngoái, một người phụ nữ 53 tuổi sống tại Anh đã phát hiện mắc ung thư phổi nhờ quan sát móng tay theo cách này. 

Trên ngón tay xuất hiện những chấm đỏ

Cơ thể chúng ta không đau không ngứa, cũng không có tín hiệu gì bất thường, nhưng trên ngón tay xuất hiện những chấm đỏ, những chấm đỏ này trông như những điểm chảy máu, nhưng thực tế đây là do các tế bào ung thư phổi gây ra.

Nếu có những biểu hiện bất thường như vậy, bạn cần đi khám và bắt đầu điều trị để không làm bệnh trầm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đầu ngón tay bị sưng và ngứa

Đầu ngón tay bị sưng và ngứa là một tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Hiện tượng này có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc có liên quan đến một số bệnh lý, trong đó có ung thư phổi.

Các chuyên gia lý giải rằng, nếu bạn mắc ung thư phổi thì một số dịch tiết sẽ xâm nhập vào dịch mô gây nên chứng phù ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, các khối u ác tính có xu hướng tiêu thụ protein của cơ thể trong quá trình phát triển, thậm chí có thể làm hạ đường huyết.

(Nguồn: Sưu tầm)